Động từ và cách dùng

Động từ

(Verbs)

1. Định nghĩa: Động từ là dùng diễn tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật nào đó.
2. Phân loại:
1. Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ đi sau.
Ví dụ: go, come, happen, fall, cry, etc…
2. Ngoại động từ là động từ phải có tân ngữ trực tiếp mới có thể đủ nghĩa.
Ví dụ: sell, catch, give, hit etc…
3. Trợ động từ là động từ giúp để biến thể một động từ chính.
Ví dụ: have, has, do, does, did, shall, should, will, would, can, be, etc…
4. Cách, trạng thái, thì, ngôi và số là những tính chất của Động từ mà chúng ta cần phải biết để biến thể động từ cho đúng
Ví dụ: I often go to the theatre.
He often goes to the theatre.
5. Cách chủ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai chủ động hay tác động.
Ví dụ: John killed a snake.
6. Cách thụ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai thụ động hay bị động.
Ví dụ: A snake was killed by John.
7. Thái nghi vấn – Dùng để hỏi trực tiếp một sự kiện.
Ví dụ: Are you going to school?
8. Mệnh thái dùng để biểu thị một mệnh lệnh hay một yêu cầu.
Ví dụ: Close the window at once!
Give me your pen.
9. Bàng thái dùng để biểu thị sự chúc tụng, ước ao, mục đích, hay giả thiết.
Ví dụ: Long live Vietnam !
I wish I were a bird.
10. Động từ phải hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số.
Ví dụ: I am happy now
He is happy here.
The boy runs in the morning.
11. Những động từ lập thành thời quá khứ và quá khứ phân từ bằng cách thêm ED hoặc D vào sau động từ gốc (gọi là Động từ có Quy tắc)
Ví dụ: I work – worked
I live – lived
I visit – visited
Chú ý: Nếu tận cùng bằng “Y” và có một phụ âm đi trước “Y” thì phải đổi “Y” thành “I” rồi mới thêm “ED”
Ví dụ: I study – studied
Nhưng: He plays – played
Nếu một Verb có một hay nhiều vần mà khi đọc nhấn mạnh vào cuối, và tận cùng bằng một phụ âm và đi trước phụ âm đó có một nguyên âm (Công thức 1-1-1), thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ED
Ví dụ: Fit – Fitted
Stop – Stopped
Drop – Dropped
Nhưng: Visit – Visited
Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất



Động từ (Verb)
Động từ trong tiếng Anh gọi là Verb.
Động từ là từ dùng để chỉ hoạt động.
Động từ là từ loại có rất nhiều biến thể. Động từ chưa biến thể gọi là động từ nguyên thể (Infinitive), các động từ nguyên thể thường được viết có to đi trước.
Ví dụ to go (đi), to work (làm việc),…
Động từ TO BE
Động từ to be có nghĩa là thì, là, ở.
Đi với chủ từ số ít to be biến thể thành is /iz/
Đi với chủ từ số nhiều to be biến thể thành are /a:/
To be còn là một trợ động từ (Auxiliary Verb). Các trợ động từ là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ.Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt.
1. Định nghĩa: Động từ là dùng diễn tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật nào đó. 
2. Phân loại: 
1. Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ đi sau. 
Ví dụ: go, come, happen, fall, cry, etc…
 2. Ngoại động từ là động từ phải có tân ngữ trực tiếp mới có thể đủ nghĩa. 
Ví dụ: sell, catch, give, hit etc... 
3. Trợ động từ là động từ giúp để biến thể một động từ chính. 
Ví dụ: have, has, do, does, did, shall, should, will, would, can, be, etc… 
. Cách, trạng thái, thì, ngôi và số là những tính chất của Động từ mà chúng ta cần phải biết để biến thể động từ cho đúng Ví dụ: I often go to the theatre. He often goes to the theatre. 
5. Cách chủ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai chủ động hay tác động. Ví dụ: John killed a snake. 
6. Cách thụ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai thụ động hay bị động. Ví dụ: A snake was killed by John. 
7. Thái nghi vấn - Dùng để hỏi trực tiếp một sự kiện. Ví dụ: Are you going to school? 
8. Mệnh thái dùng để biểu thị một mệnh lệnh hay một yêu cầu. 
Ví dụ: Close the window at once! Give me your pen. 
9. Bàng thái dùng để biểu thị sự chúc tụng, ước ao, mục đích, hay giả thiết. Ví dụ: Long live Vietnam ! I wish I were a bird. 
10. Động từ phải hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số. Ví dụ: I am happy now He is happy here. The boy runs in the morning. 
11. Những động từ lập thành thời quá khứ và quá khứ phân từ bằng cách thêm ED hoặc D vào sau động từ gốc (gọi là Động từ có Quy tắc) 
Ví dụ: I work - worked I live - lived I visit - visited 
Chú ý: Nếu tận cùng bằng “Y” và có một phụ âm đi trước “Y” thì phải đổi “Y” thành “I” rồi mới thêm “ED” Ví dụ: I study - studied 
Nhưng: He plays - played Nếu một Verb có một hay nhiều vần mà khi đọc nhấn mạnh vào cuối, và tận cùng bằng một phụ âm và đi trước phụ âm đó có một nguyên âm (Công thức 1-1-1), thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ED 
Ví dụ: Fit – Fitted Stop - Stopped Drop – Dropped 
Nhưng: Visit – Visited Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất 
12. Ngoài ra ngữ pháp tiếng Anh còn quy định một loại động từ "bất qui tắc", người học phải học thuộc lòng ba (3) thể động từ: Gốc, Quá khứ và Quá khứ phân từ (PII). 
I. Động từ được chia và không được chia (Finites and Non-finites)
1. Những hình thức nào của động từ có thể giúp hình thành một vị ngữ (predicate) thì gọi là hình thức được chia (finites).
He walked slowly in the yard.
Các hình thức được chia của động từ đều nằm trong các thì (tense).
Khi hình thành thì quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ (past participle) tất cả các động từ đều được xếp vào hai nhóm: nhóm động từ có qui tắc (regular verbs) và nhóm động từ bất qui tắc (irregular verbs).
2. Động từ không được chia gồm có các dạng nguyên mẫu (infinitive), V+ing (present participle và gerund) và quá khứ phân từ (past participle).
II. Thêm -ED và thêm -ING
1. Các trường hợp thêm -ED:
Những cách thức thêm -ED sau đây được dùng để thành lập thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle).
a) Thông thường: Thêm ED vào động từ nguyên mẫu.
to walk – They walked home.
b) Động từ tận cùng bằng E – chỉ thêm D.
to live – They lived in Paris for three years.
c) Động từ tận cùng bằng phụ âm + Y – Đổi Y thành IED.
to study – He studied in the lab at weekends.
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối (Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to stop – She stopped to buy some food.
to control (controlled
e) Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to travel – They travelled a lot.
Tương tự: to kidnap – kidnapped; to worship – worshipped.
2. Cách phát âm -ED tận cùng
-ED tận cùng được phát âm theo 3 cách khác nhau:
/ id / : sau các âm /t/ và /d/
to want – wanted; to decide – decided
/t/ : sau các phụ âm điếc (voiceless consonant sounds)
to ask – asked; to finish – finished
/d/ : sau các nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm tỏ (voiced consonant sounds)
to answer – answered; to open – opened
3. Các trường hợp thêm ING
V.ing được hình thành để tạo nên hiện tại phân từ (present participle), trong các thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund). Có 6 trường hợp thêm ING:
a) Thông thường: thêm -ING và cuối động từ nguyên mẫu.
to walk – walking; to do – doing
b) Động từ tận cùng bằng E - bỏ E trước khi thêm -ING
to live – living; to love – loving
c) Động từ tận cùng bằng -IE - đổi thành -Y trước khi thêm ING.
to die – dying; to lie – lying
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối – Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to run – running; to cut – cutting
e) Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to travel – travelling
f) Một số động từ có các thêm -ING đặc biệt để tránh nhầm lẫn:
to singe (cháy xém) – singeing
khác với to sing (hát) – singing
to dye (nhuộm) – dyeing
khác với to die (chết) – dying
III. Trợ động từ (Auxiliary verbs) và Động từ thường (Ordinary verbs)
1. Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ. Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt. Tự bản thân các trợ động từ cũng có thể là những động từ chính (main verb) trong câu. Khi là động từ chính, nó có ý nghĩa riêng.
2. Có hai nhóm trợ động từ:
a) Trợ động từ cơ bản (primary auxiliary verbs)
Gồm có be, have, do.
b) Trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs)
Gồm có will, would, can, could, may, might, shall, should, must, ought to, used to, dare, need.
IV. Ngoại động từ (Transitive) và Nội động từ (Intransitive)
1. Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ diễn tả một hành động tác động lên một túc từ nào đó. Nói tóm tắt, ngoại động từ luôn đòi hỏi phải có một túc từ.
I hit the ball.
He killed the lion.
2. Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không chuyển hành động đến một túc từ nào. Nó không có túc từ. Túc từ duy nhất mà nội động từ có thể có là loại túc từ cùng gốc (cognate objects).
The sun rises.
He sings a song. She lived a happy life.
3. Một số động từ có thể được sử dụng vừa như một nội động từ vừa như một ngoại động từ. Khi ấy, có thể có một thay đổi chút ít trong ý nghĩa. Ví dụ:
intransitive
The bell rings.
The fire lit quickly
transitive
The waiter rings the bell.
He lit the fire
V. Động từ khuyết thiếu (Defective verbs)
Động từ khuyết thiếu (defective verbs còn được gọi là model verbs) là những động từ có chung một tính chất thiếu một số hình thức (forms) và có chung một số cách sử dụng khác biệt với các động từ còn lại.
VI. Động từ liên kết (linking verbs)
Động từ liên kết (linking verbs) là những động từ nối chủ từ (subject) với các thành phần khác của mệnh đề (clause). Những thành phần này mô tả một tính chất nào đó của chủ từ.
The soldiers stayed perfectly still.
Những động từ liên kết (linking verbs) chính là: be, appear, become, end (up), feel, get, go, grow, keep, look, prove, remain, seem, smell, sound, stay, taste, turn (out)…
Câu (Sentence)
Câu có thể có rất nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta có thể quy về ba dạng cơ bản sau:
Thể xác định (Affirmative)
Thể phủ định (Negative)
Thể nghi vấn (Interrogative)
Trước hết chúng ta xét mẫu câu đơn giản nhất sau đây:
This is a book
(Đây là một quyển sách )
Trong câu này ta thấy:
This có nghĩa là đây, cái này, đóng vai trò chủ từ trong câu.
Is là động từ to be dùng với số ít (vì ta đang nói đến một cái bàn) và có nghĩa là là.
A book: một quyển sách.
Đây là một câu xác định vì nó xác định cái ta đang nói đến là một quyển sách.
Vậy cấu trúc một câu xác định cơ bản là:
Subject + Verb + Complement
(Chủ từ) (Động từ) (Bổ ngữ)
Khi viết câu ở thể phủ định ta viết:
This is not a book
(Đây không phải là một quyển sách)
Câu này chỉ khác câu trên ở chỗ có thêm chữ not sau is.
Vậy cấu trúc của câu phủ định là:
Subject + Aux. Verb + not + Complement
(Chủ từ) (Trợ động từ) (Bổ ngữ)
is not còn được viết tắt thành isn’t /’iznt/
are not aren’t /a:nt/
Khi viết câu này ở thể nghi vấn ta viết:
Is this a book?
(Đây có phải là một quyển sách không?)
Trong câu này vẫn không thêm chữ nào khác mà ta thấy chữ is được mang lên đầu câu.
Vậy qui tắc chung để chuyển thành câu nghi vấn là chuyển trợ động từ lên đầu câu.
Cấu trúc:
Aux. Verb + Subject + Complement
Đây là dạng câu hỏi chỉ đòi hỏi trả lời Phải hay Không phải. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể dùng mẫu trả lời ngắn sau:
Yes, this is (Vâng phải)
No, this isn’t (Không, không phải)
Cấu trúc:
Yes, + Subject + Auxiliary Verb
No, + Subject + Auxiliary Verb + not.
This, That
This có nghĩa là đây, cái này
That có nghĩa là đó, kia, cái đó, cái kia
Khi dùng với số nhiều this, that được chuyển thành these, those.
Ví dụ:
Those are tables
(Đó là những cái bàn)
Those aren’t tables
(Đó không phải là những cái bàn)
Are those tables?
(Có phải đó là những cái bàn không?)
Yes, those are.
(Vâng, phải)
No, those aren’t.
(Không, không phải)
Vocabulary
and, or , but
Đây là các liên từ dùng để nối các từ hay các mệnh đề trong câu.
and có nghĩa là và
or có nghĩa là hoặc, hay là
but có nghĩa là nhưng, mà
Ví dụ:
This is a table and that is a chair.
(Đây là một cái bàn và kia là một cái ghế)
Is that a pen or a pencil?
(Đó là một cây bút mực hay bút chì?)
This is a pen but that’s a pencil?
(Đây là cây viết mực nhưng kia là cây viết chì)


1. Định nghĩa động từ
– Động từ là từ dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ.
Ví dụ 1: Tom kicked the ball
–> Kicked là động từ. Tom thực hiện hành động. Anh ta đã đá quả bóng. Quả bóng là đối tượng nhận tác động của hành động (object of the verb).

Ví dụ 2: The sky is blue
–> “is” là động từ trong câu này. Nó không thể hiện hành động. Nó thể hiện trạng thái của bầu trời là màu xanh. “blue” ở đây là tính từ.
2. Phân loại động từ 
Có hai cách phân chia động từ: 
2.1. Động từ được chia ra làm hai loại chính: ordinary verb và auxiliary verb. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng loại động từ này:
2.1.1. Trợ động từ (auxiliary verbs)
  • Ví dụ: to be, to have, to do, can, could, may, might, must, ought, shall, should, will, would, to need, to dare
  • Loại này có thể chia ra làm 3 loại: 
to be, to have : vừa có thể làm động từ thường, vừa có thể làm trợ động từ 
Ví dụ: Tom is a doctor. (“to be” là động từ thường)
He is working now. (“to be” là trợ động từ)
I have just finished my homework. (“to have” là trợ động từ)
He has a black beard. (“to have” là động từ thường).
động từ khuyết thiếu: chỉ có thể làm trợ động từ trong câu. Ví dụ: can, may, shall, will, ought to, must.
một số động từ đặc biệt: có trường hợp dùng làm động từ thường, có trường hợp dùng làm trợ động từ. Ví dụ: to dare, to need, to do, used to
Ví dụ: He doesn’t dare to say anything. (động từ thường).
Dare we interrupt? (trợ động từ)
I need to go home right now. (trợ động từ)
They need new skirts. (động từ thường)
2.1.2. Động từ thường (ordinary verbs)
  • Những động từ không thuộc loại trên là động từ thường. Ví dụ: to work, to sing, to pray, to play, to study…
2.1.3. Động từ khuyết thiếu (modal verbs)
  • Động từ khuyết thiếu như đã nêu ở trên, là một loại của trợ động từ. Nhưng động từ khuyết thiếu đóng vai trò tương đối quan trọng trong câu, nên chúng ta tách ra một phần riêng để nghiên cứu.
  • Đặc điểm của động từ khuyết thiếu:
+ Động từ khuyết thiếu chỉ làm trợ động từ. 
Ví dụ: (+) I can speak English well.
(-) I can’t speak English well
(?) Can you speak English well?
+ Ở ngôi thứ 3 số ít không thêm s (như động từ thường)
+ Ở phủ định thêm 'not' vào giữa động từ khuyết thiếu và động từ chính.
+ Ở nghi vấn đảo ngược động từ khuyết thiếu lên trước chủ ngữ.
+ Viết tắt:
Cannot: can’t
Must not: mustn’t
Shall not: shan’t
Will not: won’t
Ought not: oughtn’t
● Cách sử dụng của một số động từ khuyết thiếu và so sánh.
Can 
- Dùng “can” để nói một sự việc có thể xảy ra hoặc ai đó có khả năng làm được việc gì.
- Ví dụ:
Can you speak any foreign languages?
I’m afraid I can’t come to the party on Friday.
- Chú ý: khi dùng ở thì hoàn thành, sử dụng “be able to” thay cho “can”
Ví dụ:
I haven’t been able to sleep recently.
Could
- “Could” là dạng quá khứ của “can”
Chúng ta dùng “could” đặc biệt với “see, hear, smell, taste, feel, remember, understand”
- Vi dụ:
I listened. I could hear something.
My grandfather couldn’t swim.
- Ngoài ra, “could” cũng được dùng để nói về những hành động có thể xảy ra trong tương lai (đặc biệt khi nói các lời đề nghị, gợi ý)
Ví dụ:
A: What shall we do this evening?
B: we could go to the cinema.

"Must" and "have to" 
  • Chúng ta dùng “must” và “have to” để diễn tả một sự cần thiết phải làm một việc gì đó, đôi khi ta dùng cách nào cũng được.
Ví dụ: oh, it’s later than I thought. I must go/ I have to go.
musthave to
- “must” mang tính chất cá nhân. Ta dùng “must” để diễn tả cảm giác của cá nhân mình.
Ví dụ:
“you must do something”
= “tôi nhận thấy việc gì đó cần thiết”
She’s really nice person. You must meet her (= I say this is necessary)
- “ have to” không mang tính chất cá nhân. Ta dùng “have to” nói về hiện thực, không nói về cảm giác của cá nhân mình.
Ví dụ:
You can’t turn right here. You have to turn left. (because of the traffic system)
I have to get up early tomorrow. I’m going away and my train leaves at 7.30.
"Musn’t" and "don’t have to"
  • You musn’t do something (nhất thiết bạn không được làm việc đó vì vậy bạn đừng làm)
Ví dụ:
You must keep it a secret 
  • You don’t have to do something. (bạn không cần thiết phải làm điều đó nhưng bạn có thể làm nếu bạn muốn)
Ví dụ:
You can tell me if you want, but you don’t have to tell me.(= bạn không cần phải nói với tôi)
Should do/ought to do/had better do
Should doOught to doHad better do
- Dùng “should” để đưa ra lời khuyên hay ý kiến
Ví dụ:
You look tired. You should go to bed.
- “Should” không mạnh bằng “must”
Ví dụ:
You should apologise ( =it would be a good thing to do)
You must apologise (=you have no choices)
- Chúng ta cũng có thể dùng “should” khi có việc gì đó không hợp lí hoặc không diễn ra theo ý chúng ta.
Ví dụ:
I wonder where Liz is. She should be here by now.
- Dùng “should” khi nghĩ rằng việc gì đó sẽ xảy ra.
She’s been studing hard for the exam, so she should pass.
- Chúng ta có thể dùng “ought to” thay cho “should”. Nhưng hãy nhớ là “ought to + V(nguyên thể)”
Ví dụ:
Do you think I ought to apply for this job?
(= Do you think I should apply for this job?)
- Khuyên ai đó nên làm một việc gì đó nếu không sẽ gặp phiền toái hoặc nguy hiểm.
Ví dụ:
“shall I take an umbrella?”
“yes, you’d better. It might rain”.
- Hình thức phủ định là “I’d better not”
- “Had better” có nghĩa tương tự như “should” nhưng ta chỉ dùng “had better” cho những tình huống cụ thể.
Ví dụ:
It’s cold today. You’d better wear a coat when you go out.
I think all drivers should wear seat belts.

Can you/ could you….?
- Yêu cầu ai đó làm việc gì:
Ví dụ: Can you wait a moment, please?
Execuse me, could you tell me how to get to the station?
Ta cũng có thể “will /would you…” để yêu cầu ai đó làm việc gì.
Ví dụ:
Would you please be quiet?
- Để yêu cầu ai về một điều gì đó, cái gì đó, bạn có thể nói “Can I have…/could I have….?”
Ví dụ: Can I have these postcards, please?
Could I have the salt, please?
- Để xin phép làm điều gì đó:
Ví dụ: Hello, can I speak to Tom, please?
Could I use your phone?
- Đề xuất, ngỏ ý làm một việc gì:
Ví dụ: Can I get you a cup of coffee?
Can I help you?
2.2. Động từ chia ra làm hai loại: nội động từ (intransitive verbs) và ngoại động từ (transitive verbs)
2.2.1. Nội động từ 
• Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người nói hay người thực hiện hành động. 
Ví dụ:
- He walks. (Anh ấy đi bộ - Anh ấy tự đi chứ không phải là do người hay vật khác tác động)
- Birds fly. (Chim bay - Con chim tự bay theo bản năng chứ không do người hay vật tác động) 

• Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm. Nếu có thì phải có giới từ đi trước và cụm từ này sẽ đóng vai trò ngữ trạng từ chứ không phải là tân ngữtrực tiếp. 
Ví dụ:
- She walks in the garden.
- Birds fly in the sky.
2.2.2. Ngoại động từ 
• Ngoại động từ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật. 
Ví dụ: The cat killed the mouse. 
• Ngoại động từ luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một danh từ hay đại từ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu. Danh (đại) từ đi theo sau ngoại động từ là tân ngữ trực tiếp.
Trong câu trên chúng ta không thể nói “The cat killed” rồi dừng lại được mà phải có “the mouse” đi kèm theo sau. “The mouse” là tân ngữ trực tiếp của “killed”.
2.3. Chú ý:
- Sự phân chia nội động từ và ngoại động từ chỉ là tương đối, vì trong câu này, động từ ấy là nội động từ nhưng trong câu khác nó lại là ngoại động từ. Xem xét những ví dụ sau: 
The door openned. (Cửa mở) - nội động từ
She opened the door. (Cô ấy mở cửa) - ngoại động từ 

The bus stopped. (Chiếc xe buýt dừng lại) - nội động từ
The driver stopped the bus. (Tài xế dừng xe buýt lại) - ngoại động từ 

The bell rings. (Chuông kêu) - nội động từ
He rings the bells. (Ông ấy rung chuông) - ngoại động từ 

The glass broke. (Cốc vỡ) - nội động từ
The boy broke the glass. (Cậu bé làm vỡ cốc) - ngoại động từ 

His lecture began at 8pm. (Bài giảng của ông ta bắt đầu lúc 8h tối) - nội động từ
He began his work at 8pm. (Anh ấy bắt đầu công việc lúc 8h tối) - ngoại động từ 
Bài tập 1: Hoàn thành câu với can/can’t/ could/couldn’t và một trong những động từ sau: come, eat, hear, sleep, wait, run
1. I’m afraid I……………to your birthday party next week.
2. When Tim was 16, he was a fast runner. He ………………100 metres in 11 seconds.
3. “Are you in a hurry?” –“No, I’ve got plenty of time. I……………….”
4. I was feeling sick yesterday. I………………..anything.
5. Can you speak up a bit? I…………………..you very well.
6. “You look tired”. “Yes, I…………………last night”.
Bài tập 2: Hoàn thành câu với must, mustn’t, hay needn’t.
1. We haven’t got much time. We……………..hurry.
2. We’ve got plenty of time. We …………….hurry.
3. We have enough food at home so we ………………..go shopping today.
4. Jim gave me a letter to post. I……………..remember to post it.
5. Jim gave me a letter to post. I ………………..forget to post it.
6. There’s plenty of time for you to make up your mind. You………….decide now.
7. You …………….wash those tomatoes. They’ve already been washed.
8. This is valuable book. You …………look after it carefully and you………….lose it.
Bài 1: 
1. can’t come
2. could run
3. can wait
4. couldn’t eat
5. can’t hear
6. couldn’t sleep.
Bài 2: 
1. must
2. needn’t
3. needn’t
4. must
5. mustn’t
6. needn’t
7. needn’t
8. must
9. mustn’t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét